Lãi suất âm Lãi_suất

Lãi suất danh nghĩa thường dương, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Dựa vào sự thay thế là nắm giữ tiền mặt (và do đó thu nhập là 0%), thay vì cho vay thì những người cho vay tìm kiếm lợi nhuận sẽ không cho vay dưới 0%, vì làm như thế sẽ đảm bảo một sự thua lỗ, và một ngân hàng cung cấp một lãi suất tiền gửi âm sẽ tìm thấy ít người chấp nhận, do những người gửi tiết kiệm thay vì thế sẽ nắm giữ tiền mặt.[18]

Tuy nhiên, trên thực tế, lãi suất ngân hàng trung ương có thể âm; vào tháng 7 năm 2009 Riksbank của Thụy Điển là ngân hàng trung ương đầu tiên sử dụng tiền lãi âm trên dự trữ dư thừa, bằng cách giảm lãi suất tiền gửi của nó tới -0,25%, một chính sách được Phó thống đốc Lars EO Svensson ủng hộ.[19]

Trong khủng hoảng nợ công châu Âu, các trái phiếu chính phủ của một số nước (Thụy Sĩ, Đan Mạch, Đức, Phần Lan, Hà Lan và Áo) đã được bán với lợi suất âm. Các giải thích được đề nghị bao gồm mong muốn về an toàn và bảo vệ chống lại tan vỡ khu vực đồng euro (trong trường hợp một số quốc gia khu vực đồng euro có thể tái định ngạch nợ của họ sang một đồng tiền mạnh hơn).[20]

Thường xuyên hơn, lãi suất thực có thể âm, khi lãi suất danh nghĩa nhỏ hơn mức lạm phát. Khi điều này được thực hiện thông qua chính sách của chính phủ (ví dụ, thông qua dự trữ bắt buộc), đây được coi là áp chế tài chính, và đã được thực hiện bởi các quốc gia như Hoa KỳVương quốc Anh sau Chiến tranh thế giới II (từ năm 1945) cho đến cuối những năm 1970 hoặc đầu năm 1980 (trong khi và sau khi phát triển kinh tế sau Thế chiến II).[21][22] Trong cuối những năm 1970, các Chứng khoán Kho bạc Hoa Kỳ với lãi suất thực âm bị coi là các chứng nhận tịch thu.[23]

Lãi suất âm đã được đề xuất trong quá khứ, đặc biệt là trong những năm cuối thế kỷ 19 bởi Silvio Gesell.[24] Một mức lãi suất âm có thể được mô tả (như bởi Gesell) như một "thuế nắm giữ tiền"; ông đề xuất nó như là thành phần Freigeld (tiền tự do) của hệ thống Freiwirtschaft (nền kinh tế tự do) của mình. Để ngăn chặn mọi người nắm giữ tiền mặt (và do đó thu nhập 0%), Gesell đề nghị phát hành tiền trong một thời gian hạn chế, sau đó nó phải được đổi lấy giấy bạc mới; các cố gắng nắm giữ tiền do đó dẫn nó đến hết hạn và trở thành vô giá trị. Theo hướng tương tự, John Maynard Keynes đã đồng tình trích dẫn ý tưởng về đánh thuế tiền bạc,[24] (1936, Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ) nhưng bác bỏ nó vì những khó khăn hành chính.[25] Gần đây hơn, thuế tích trữ tiền đã được một nhân viên Cục Dự trữ Liên bang (Marvin Goodfriend) đề xuất năm 1999, để được thực hiện thông qua các dải từ tính trên giấy bạc, khấu trừ thuế tích trữ tiền trên tiền gửi, thuế này được tính toán dựa trên việc giấy bạc này đã được nắm giữ trong bao lâu.[25]

Người ta cũng từng đề xuất một lãi suất âm về nguyên tắc có thể được áp dụng đối với tiền giấy hiện hành thông qua quay xổ số số sêri: chẳng hạn bằng cách chọn một số ngẫu nhiên từ 0 đến 9 và tuyên bố rằng những tờ giấy bạc nào mà số sêri của nó kết thúc bằng con số đó là vô giá trị sẽ mang lại lãi suất âm 10% (chọn hai chữ số cuối cùng sẽ cho phép một mức lãi suất âm 1%, v.v.). Điều này đã được một sinh viên vô danh của N. Gregory Mankiw đề xuất,[24] mặc dù như một thử nghiệm ý tưởng hơn là một đề xuất chính thức.[26]

Một phương pháp đơn giản hơn nhiều đối với các chính phủ để đạt được một cách cơ bản lãi suất âm và không khuyến khích nắm giữ tiền mặt là theo đuổi các chính sách tiền tệ lạm phát.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lãi_suất http://gregmankiw.blogspot.com/ http://gregmankiw.blogspot.com/2009/04/more-on-neg... http://gregmankiw.blogspot.com/2009/04/observation... http://gregmankiw.blogspot.com/2009/05/more-on-neg... http://www.forexmotion.com/index.php/en/exchange-r... http://blogs.ft.com/maverecon/2009/05/negative-int... http://www.ft.com/cms/s/0/5d3f0692-9334-11de-b146-... http://www.ft.com/intl/cms/s/0/bd22fe1c-d0f1-11e1-... http://books.google.com/?id=w3hmC17-em4C http://www.investorwords.com/2539/interest_rate.ht...